Cách vệ sinh bình uống nước nóng lạnh
Sau một thời gian sử dụng thì các gia đình cần phải thường xuyên vệ sinh thiết bị bình uống nước nóng lạnh để đảm bảo vệ sinh nguồn nước uống. Nhưng không phải gia đình nào cũng biết cách vệ sinh bình uống nước nóng lạnh. Trong bài viết này công ty điện lạnh Á Châu chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết để làm sạch bình nóng lạnh.
Mẹo làm sạch thiết bị nóng lạnh
Thiết bị nóng lạnh dùng lâu ngày sẽ bị đóng cặn, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động và tuổi thọ sản phẩm. Hãy áp dụng những cách vệ sinh thiết bị nóng lạnh do báo điện tử Gia Đình Việt Nam chia sẻ dưới đây.
Cách vệ sinh bình uống nước nóng lạnh
Để vệ sinh bình nước uống nóng lạnh, đầu tiên bạn rút nguồn điện ra khỏi máy, tháo bình nước trên máy (nếu có).
Hãy đổ toàn bộ nước bên trong bình nóng lạnh, tháo rời từng bộ phận như vòi, đĩa chia nước, khay chứa nước, và vệ sinh chúng bằng khăn sạch.
Mẹo làm sạch thiết bị nóng lạnh.
Bạn nên dùng cọ vệ sinh chuyên dùng để làm sạch các cặn vôi hóa tại các kẽ nhỏ trong bồn nước, hai ống ra vòi rồi gắn lại đúng vị trí ban đầu. Không được sử dụng chất tẩy mạnh, các vật sắc nhọn để cậy sẽ làm hỏng bình nước nóng.
Sau đó dùng nước sạch súc rửa nhiều lần bồn nóng, lạnh, làm kín miệng máy. Nên dùng vải mềm và nước ấm để lau máy,
Phần thân vỏ bên ngoài cũng nên được lau chùi thường xuyên, không nên dùng xăng dầu, chất tẩy mạnh hoặc dung môi…vì những chất này có thể làm hỏng bề mặt máy hoặc rớt, ám vào nước uống.
Vệ sinh bụi bẩn trên tụ điện. Bộ phận làm nóng có thể hoạt động không hiệu quả nếu đường ống bị bẩn, bám cặn… Nên gọi phòng bảo hành khi cần thiết.
Để ráo và lắp các thiết bị vào vị trí ban đầu. Để khoảng sau 1h thì hãy cắm nguồn điện vào máy. Nếu cần di chuyển đến vị trí khác thì cần phải nhẹ nhàng, tránh va đập.
Bảo dưỡng bình uống nước nóng lạnh
Bảo dưỡng định kỳ máy nước nóng lạnh là công việc cần làm mỗi một hoặc hai năm tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước từng vùng miền. Máy nước nóng lạnh sử dụng sau khoảng 6 tháng đến 1 năm (nếu dùng nhiều) hoặc nguồn nước có nhiều cặn.
Trước khi tháo máy vệ sinh cần ngắt nguồn điện, tháo phần rơ le điều chỉnh nhiệt độ ra khỏi bình nóng lạnh, làm sạch các rắc cắm ở rơle và rắc cắm chân sợi đốt đảm bảo khi cắm phải chắc chắn ,không mô ve đánh tia lửa điện tránh hiện tượng chập cháy nổ. Mở zoăng mặt bình nóng lạnh, xả nước, tháo ruột đun và vệ sinh bằng nước tẩy cặn chuyên dùng, làm tan sạch cặn canxi bám vào ruột đun và xúc sạch vỏ bỉnh bằng nước kỹ cho đến khi thấy nước trong .
Kiểm tra thanh tẩy cặn có trong bình có bị hao mòn nhiều không ,nếu hao mòn vượt >60% hình dáng ban đầu thì nên thay thanh Manhê (Khi nước nóng có tác dụng thu các ion ô xy và cặn, không cho cặn bám vào ruột đun và thành vỏ bình . Nếu không có thanh Ma nhê các Ion sẽ phản ứng với các kim loại trong bình là sắt (Fe) gây nguy cơ ăn mòn vỏ bình .
Sau khi làm vệ sinh xong lắp ráp các chi tiết đầy đủ, kiểm tra dò nước các khớp nối và zoăng. Mở van đường nước nóng ra để xả khí trong bình mở van cấp nước lạnh vào bình cho nước chảy ở đầu ra cửa nóng. Khi thấy nước chảy thành dòng đều không còn bọt khí, đóng van nước nóng lại đóng điện cho bình hoạt động trở lại bình thường .
Thanh ma giê có tác dụng thu cặn hiệu quả vì thế khi bảo dưỡng nếu cần thiết nên thay thanh ma nhê chính hãng để bình nóng lạnh chạy tốt hơn.
1.102 views
Để lại lời nhắn