Cách sử dụng máy lạnh hiệu quả
Dù máy lạnh tốt tới đâu đi nữa, nếu người dùng không nắm rõ kiến thức sử dụng máy lạnh thì không thể sử dụng bền lâu.
Máy lạnh có công suất 1 HP dùng cho phòng có diện tích 12-15m2 hay thể tích 36-45 m³; máy 1,5 HP dùng cho phòng có diện tích 16-20 m vuông hay thể tích 48 – 60 m³; máy 2 HP lắp đặt máy lạnh cho phòng diện tích 22 – 28 m vuông hay thể tích 68-85 m³; máy 2,5 HP phù hợp cho phòng có diện tích 28-30 m vuông hay thể tích 85 – 100m³. Ngoài công suất phù hợp ra, còn nhiều điều cần tránh để giữ cho máy lạnh của bạn luôn chạy ổn định và bền lâu.
Cách sử dụng máy lạnh bền lâu
– Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng bằng những bức rèm, mái hiên, kính mờ.
– Không để nhiệt độ bên ngoài thâm nhập vào phòng. Cũng cần để ý không đặt các dụng cụ phát nhiệt gần máy lạnh, vì sẽ làm tăng nhiệt độ trong phòng. Không nên che chắn cục nóng, vì sẽ làm cho không khí không lưu thông được, nhiệt trong máy sẽ không thoát ra được, do đó sẽ ảnh hưởng đến chế độ làm lạnh của máy lạnh và ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy lạnh. Nên tắt nguồn khi không sử dụng máy lạnh trong thời gian dài. Bạn nên đặt cục nóng bên ngoài chỗ có bóng râm để hiệu suất hoạt động của máy lạnh cao hơn do tỏa nhiệt dễ hơn.
– Tránh lắp đặt đường ống máy lạnh vượt quá tiêu chuẩn đã được khuyến nghị, nếu không sẽ khiến máy nén khí bị hư do làm việc quá tải. Giới kỹ thuật cũng đưa ra nhiều điều nên làm nếu muốn kéo dài tuổi thọ máy lạnh.
– Nên dùng ổn áp khi sử dụng máy lạnh nhằm ổn định dòng điện. Khoảng cách tắt mở máy tối thiểu là 5 phút.
– Định kỳ làm ve sinh may lanh tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Sử dụng máy ở những nơi ít bụi bẩn, ít ô nhiễm thì có thể khoảng ba tháng mới phải làm vệ sinh định kỳ một lần. Ở những nơi nhiều khói bụi như ở các quán bi da, vũ trường… thì có khi mỗi tuần phải làm vệ sinh máy lạnh một lần.
Những bộ phần cần phải làm vệ sinh thường xuyên là mặt nạ, lưới lọc ở dàn lạnh bên trong nhà. Phần này người sử dụng có thể tự làm bằng cách lật mặt nạ máy lạnh, gỡ tấm lưới ra chùi rửa bằng bàn chải, nước và sau đó ráp lại theo đúng khớp. Có thể lau chùi hoặc dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn bám vào bên mặt trong của máy, các cánh đảo gió. Riêng những bộ phận của dàn nóng cũng cần làm vệ sinh định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần.
Những bộ phận này khi làm vệ sinh phải cần đến thợ chuyên môn vì phải dùng những thiết bị, hóa chất chuyên dùng để hút bụi bẩn, để tẩy các chất dơ bám vào dàn nóng. Những bộ phận như cánh quạt gió, lưới lọc của máy lạnh khi bị dơ không những sẽ hao điện, vì chúng làm nóng máy, cản không cho không khí, hơi lạnh đi qua mà còn khiến cho máy họat động không tốt như không lạnh, gây tình trạng đóng băng, máy hay tự động ngưng hoạt động.
97 views
Để lại lời nhắn