Đặt tủ lạnh ở vị trí nào để tăng tuổi thọ
Hiện nay độ bền tủ lạnh thường được sử dụng 20 đến 30 năm nhưng việc sử dụng thế nào để tăng tuổi thọ cho tủ lạnh mới là vấn đề. Mới đây Điện Lạnh Á Châu nhận được trường hợp của chị Lại Thị Cẩm Vân (354/2 Quang Trung, Gò Vấp, TPHCM) cho biết: Gia đình chị mới sử dụng một chiếc tủ lạnh 180 lít nhưng đã 2 lần bị hỏng. Nguyên nhân được thợ sua tu lanh xác định là do gia đình chị do tiết kiệm diện tích, nên đã kê chiếc tủ quá sát tường dẫn đến hiện tượng cháy bộ phận máy nén của tủ.
Cách bảo quản thịt trong tủ lạnh tươi lâu
Tiếng ồn của tủ lạnh ảnh hướng tới thính giác của trẻ
Không nên để tiết cach trong tủ lạnh
8 nguyên nhân khiến tủ lạnh không đủ lạnh
Theo TS Nguyễn Đức Lợi, Giám đốc Trung tâm Công nghệ lạnh và điều hoà không khí Việt Nam, máy nén của tủ lạnh là bộ phận quan trọng nhất. Nó được dân kỹ thuật ví như trái tim của cơ thể người. Sở dĩ có hiện tượng cháy máy nén trong tủ lạnh khi kê sát tường là do dàn ngưng của tủ lạnh bị nóng quá mức bình thường. Thông thường, mỗi dàn ngưng đều có năng suất toả nhiệt phù hợp với blốc và dàn bay hơi đã thiết kế. Tuy nhiên, nếu đặt tủ lạnh quá sát tường, có vật chặn như túi nilon, giấy báo che lấp hoặc bụi bám quá nhiều lên dàn ngưng cũng có thể khiến không khí đối lưu bị cản trở gây nên tình trạng nhiệt độ dàn ngưng quá nóng, nhiệt độ ngưng tụ cao, áp suất tăng dẫn đến quá tải và cháy máy nén. Trường hợp tủ mới nạp gas cũng dễ xảy ra hiện tượng trên do nạp thừa gas.
Đối với những trường hợp dàn ngưng lúc mát, lúc nóng cũng cần lưu tâm vì hiện tượng này có thể xảy ra cùng với việc dàn lạnh lúc lạnh lúc không, dễ dẫn tới việc hỏng thực phẩm trong tủ lạnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tủ lạnh bị tắc ẩm. Khi bị tắc, nhiệt độ trong tủ mất lạnh, dàn ngưng không nóng. Khi hết tắc, tủ lại có lạnh và dàn ngưng nóng trở lại.
Cũng theo TS Nguyễn Đức Lợi, nếu dàn ngưng bị rò rỉ thì hệ thống lạnh mất gas sẽ rất nhanh, vì áp suất dàn ngưng cao thể hiện ở việc nhiệt độ trong tủ kém lạnh hơn so với bình thường. Trong trường hợp này, người sử dụng nên chú ý quan sát toàn bộ dàn ngưng (dàn ngưng thường được bố trí trên vỏ tủ, phía sau hoặc hai bên sườn) từ ống đẩy đến phin sấy lọc để phát hiện chỗ thủng. Nếu dàn ngưng bị rò rỉ, chỗ thủng sẽ có những vết dầu loang. Khi đó, có thể dùng bọt xà phòng để thử (giống như thử xăm xe đạp bị thủng- PV). Tốt nhất là nên thử vào lúc blốc chạy vì khi đó, áp suất gas trong dàn cao. Cách khắc phục là hàn vào chỗ thủng bằng que hàn bạc hoặc hàn hơi.
Không dùng dao cạy đá
Anh Nguyễn Trọng Tú, thợ sửa chữa tại Cửa hàng sửa chữa điện lạnh trên phố Đội Cấn, Hà Nội cho biết: Đã từng sửa rất nhiều tủ lạnh bị thủng dàn bay hơi do chủ nhân sử dụng thìa, dao để cạy khay đá trong tủ. Thông thường, những vết thủng này không nhìn rõ mà phải thử bằng xà phòng giống như dàn ngưng. Tuy nhiên, điều khác biệt là phải thử vào lúc tủ không chạy. Dàn bay hơi có nhiệm vụ thu nhiệt của môi trường lạnh nhờ gas lạnh sôi ở nhiệt độ thấp để tạo ra và duy trì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh. Nếu dàn bay hơi bị thủng, áp suất nhiệt trong tủ lạnh sẽ không được đảm bảo ở độ thấp như thông thường, dễ làm hỏng thức ăn. Hiện có hai phương pháp “vá” vết thủng đang được các thợ sửa chữa hay sử dụng là dùng keo và hàn hơi. Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Phan Anh, chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh ở Cầu Diễn (Từ Liêm-Hà Nội) thì nên sử dụng biện pháp dán keo vì phương pháp hàn có độ bền cao, nhưng nếu thợ non tay, không có kinh nghiệm dễ làm cháy lớp bảo vệ bề mặt của dàn nhôm, làm dàn bay hơi bị thủng trở lại. Khi dàn bay hơi bị thủng nhiều chỗ (từ 5 lỗ thủng trở lên) được coi là dàn bay hơi bị mục. Khi ấy, tốt nhất nên thay dàn bay hơi mới.
Một bộ phận rất nhỏ song rất quan trọng trong tủ lạnh cần lưu tâm là phin sấy lọc. Bộ phận này dùng để giữ lại hơi ẩm cũng như các cặn bẩn đề phòng tắc ẩm, tắc bẩn và ăn mòn thiết bị. Với những tủ lạnh đã dùng trong thời gian dài, các gia đình nên đề nghị thợ bảo dưỡng thay phin sấy lọc để tránh tình trạng tắc ẩm, dẫn đến ăn mòn những thiết bị khác. Để xử lý tắc ẩm, hiện nay nhiều thợ điện lạnh đã dùng cồn metanol (CH2-OH) để bơm vào hệ thống lạnh. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đức Lợi, các gia đình không nên để thợ điện lạnh dùng phương pháp này để xử lý tắc ẩm vì chất metanol ăn mòn nhôm rất mạnh, trong khi hiện nay đa số dàn bay hơi trong tủ lạnh được làm bằng nhôm. Vì vậy, chỉ sau vài tháng xử lý tắc ẩm bằng metanol, dàn bay hơi đã bị bục hết. Phương pháp này chỉ sử dụng nếu dàn bay hơi (cả lạnh và nóng) được làm bằng đồng. Cũng theo TS Nguyễn Đức Lợi, mọi người có thể tự xử lý tắc phin lọc bằng cách ngắt máy lạnh, hơ nóng phin rồi gõ nhẹ để cặn bẩn rơi xuống đất. Không nên dùng đèn khò nung nóng phin vì động tác này sẽ làm rã hạt chống ẩm, gây tắc bẩn trong tủ lạnh.
(Theo Tạp chí CIAO)
207 views
Để lại lời nhắn