Những tác hại và lợi ích của tủ đông và tủ mát
– Hiện nay các loại tủ làm mát thực phẩm như tủ lạnh, tủ đông và tủ mát được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Sản phẩm tủ đông tủ mát có lợi là có thể chứa đc nhiều thực phẩm nhưng bên cạnh đó tủ đông cũng chiếm diện tích khá lớn nên hãy cân nhắc trước khi chọn mua loại tủ này.
7 loại thực phẩm không nên bảo quản ở trong tủ lạnh
Tủ lạnh bị xì gas nguy hiểm như thế và và cách kiểm tra
1. Thực phẩm tươi lâu với tủ đông
– Tủ đông, tủ mát có dung tích từ 120 – 500 lít được nhiều gia đình tìm mua nhằm bảo quản các loại rau quả, trái cây hoặc thực phẩm tươi sống vì có thể giảm nhiệt xuống âm 180 độ C. Trên thị trường, sản phẩm này thuộc các thương hiệu như Sanyo (trên 4 triệu), Alaska (5,5 – trên 8 triệu), Sanaky (3,4 – trên 9 triệu)…
– Thiết kế phổ biến của sản phẩm là hai cửa trượt bằng kính nằm phía trên hoặc loại cửa lật mở có ổ khóa bên thân tủ để hạn chế trẻ em đóng/mở tủ thường xuyên.
– Tủ được chia thành hai ngăn: làm lạnh và ngăn mát hoặc dùng các khay đựng chia tầng để chứa thực phẩm. Lỗ thoát nước phía dưới tủ để đảm bảo vệ sinh cho ngăn chứa.
2. Đầy bất tiện
– Mặc dù tiện lợi, xong sản phẩm có khá nhiều điểm mà người tiêu dùng cần cân nhắc trước khi quyết định sắm về nhà. Anh Thanh Tùng (chủ cửa hàng điện lạnh trên phố Tôn Đản – Hoàn Kiếm) cho biết: “Nhiều loại có kích thước lớn chiếm nhiều diện tích của gian bếp, ngoài ra tính năng bảo quản không được đa dạng, vì nhiệt độ làm lạnh của mỗi loại khác nhau, nếu bỏ thức ăn chung với rau quả thì thức ăn nhanh hỏng lắm. Tủ đông, tủ mát chỉ nên bảo quản thực phẩm chưa qua chế biến”.
– Các loại thức ăn mặn, thịt kho nếu không có nắp đậy, bỏ vào tủ dễ bị thiu, hỏng hoặc có thể bị tuyết trong tủ rơi vào, ngoài ra, hơi mặn thức ăn sẽ bay lên gây hiện tượng ăn mòn tủ đông.
– Chị Thanh Hà (nhân viên kế toán) chia sẻ: “Mình dùng sửa tủ đông của Sanaky, khá ổn. Chỉ có điều mình thấy bất tiện ở chỗ đáy tủ thường có nước do ống dẫn nước khi xả tuyết rất hay tắc.”
– Đôi khi, người tiêu dùng gặp hiện tượng tủ không lạnh do lượng thực phẩm nhiều hoặc quạt tản gió không hoạt động khiến đồ ăn bị hỏng hoặc có mùi khó chịu.
3. Xài tủ hiệu quả và bền
– KS, Nguyễn Minh Trí (công ty nhiệt lạnh Thành Hưng) tư vấn: “Tùy theo mục đích sử dụng, người dùng chọn loại có thể tích tương ứng. Đối với tủ đông, bạn không nên bảo quản thực phẩm chín bởi có thể xảy ra tình trạng nhiễm chéo, nhiễm mùi với các đồ tươi sống”.
– Mức nhiệt của tủ phù hợp với lượng thực phẩm sẽ tiết kiệm điện năng hơn. Người dùng chú ý về thời gian bảo quản, không để thức ăn quá lâu vì chúng vẫn có thể phân hủy trong môi trường đông lạnh.
– Đối với các loại thực phẩm tươi sống cần bảo quản, hộp inox sẽ có khả năng làm lạnh nhanh hơn hộp nhựa rất nhiều khi cho vào tủ đông lạnh.
– Nếu phải trữ nhiều thực phẩm, người dùng nên chú ý không xếp thực phẩm quá khít nhau để hơi lạnh có thể lan tỏa đều, tránh che mất quạt gió tản hơi của tủ.
– KS nhiệt lạnh, Phạm Hữu Tâm, trường đại học Công nghiệp tư vấn: “Người sử dụng không nên đóng mở cửa tủ liên tục khiến lượng nhiệt thất thoát ra ngoài, quạt gió phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ thấp”.
– Chú ý thực hiện xả đông cho tủ (3-6 tháng/ 1 lần), làm vệ sinh tủ để khử mùi, khử khuẩn bám lâu ngày trong thùng chứa, ngăn đựng, tránh để thức ăn bảo quản bị nhiễm bẩn.
1.253 views
Để lại lời nhắn